Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Giới thiệu về huyện Đam Rông


1. Giới thiệu
Là một huyện mới được thành lập theo Nghị định số 189/2004/NĐ-CP ngày 17/11/2004 của chính phủ trên cơ sở tách 05 xã phía bắc của huyện Lâm Hà và 03 xã của huyện Lạc Dương. Có tổng diện tích 89.220 ha dân số 30.633 người có đường quốc lộ chạy qua thông với tỉnh Đắc Lắc , là cửa ngõ nối với các tỉnh tây nguyên , là khu vực trọng yếu của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực nam tây nguyên nói chung.

2. Vị trí địa lý
Diện tích tự nhiên: 89.220 ha
a/ Phía bắc giáp : Tỉnh Đắc Lắc
b/ Phía nam giáp : Huyện Lâm Hà
c/ Phía đông giáp : Huyện Lạc Dương
d/ Phía tây giáp : Tỉnh Đắc Nông
Địa hình: Có hướng thấp từ phía nam và tây nam xuống phía bắc và đông bắc, chủ yếu là núi cao đồi thấp và thung lũng, có thể phân thành 03 dạng địa hình:
+ Địa hình núi cao: Diện tích khoảng 63.400 ha , chiếm 73.4 % diện tích toàn huyện phân bổ theo hình cánh cung từ phía nam kéo sang đông bắc và tây bắc độ cao phổ biến từ 1000 – 1300m.
+ Địa hình đồi thấp: diện tích 18.000 ha , chiếm 20.8 % diện tích toàn huyện , phân bố tập trung ở khu vực giữa và phía bắc của huyện , độ cao trung bình từ 600 – 700 m.
+ Địa hình thung lũng: Diện tích 5.000 ha, chiếm 5.8 % diện tích toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía đông bắc.

Khí hậu: thời tiết ở đây mang đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ khí hậu nhiệt đới vùng núi cao mát lạnh quanh năm xuống vùng khí hậu nhiệt đới núi thấp nằm sâu trong nội địa phân hóa khá rõ thành 02 tiểu vùng:
+ Tiểu vùng phía nam: khí hậu mát và ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 20.5 – 21.5 OC, thích hợp với cây trồng xứ lạnh.cà phê, chè.
+ Tiểu vùng phía bắc: nhiệt độ trung bình khoảng 22-23 oC thích hợp với các loại cây trồng nhiệt đới. 3. Kinh tế, cơ sở hạ tầng

a) Nông nghiệp: Nghành nông nghiệp Huyện Đam Rông trong thời gian qua đã được quan tâm trên cơ sở phát huy ưu thế, khắc phục từng bước hạn chế chuyển từ phát triển tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa .

b) Lâm nghiệp: Đang từng bước chuyển từ hoạt động sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang phát triển lâm nghiệp xã hội nhằm giữ vững và phát triển vốn rừng , tập trung đẩy mạnh lâm sinh ,quản lý bảo vệ rừng gắn với định canh định cư vùng đồng bào dân tộc

c) Chế biến khoáng sản: Mang tính nhỏ lẻ , chưa có quy mô lớn , chủ yếu khai thác cát đá sỏi, than bùn làm phân vi sinh .

d) Công nghiệp: Đầu tư có trọng điểm vào các lĩnh vực và địa bàn trọng yếu , từng bước hình thành những cụm điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ e) Bưu chính viễn thông: 8/8 xã có Bưu điện văn hóa xã tất cá các xã có báo đọc hàng ngày các điểm bưu điện văn hóa đều có kết nối internet

f) Nước sinh hoạt: Nguồn nước sinh hoạt đã được đưa đến các xã

g) Điện thắp sáng: Phủ đến tất cả các xã

h) Tài chính ngân hàng: Toàn huyện có 01 ngân hàng chính sách

i) Giáo dục:Toàn huyện có 23 trường – 365 lớp – 491 giáo viên – 10097 học sinh

4. Cơ cấu dân số
Tổng dân số Huyện Đam Rông tính đến 31/12/2004 là 29.163 người với mật độ dân số 34 người/km2 , toàn huyện có 14 dân tộc và là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao , chiếm 71.3 % cơ cấu dân tộc trong huyện . hầu hết đồng bào dân tộc theo đạo thiên chúa và tin lành, dân trí thấp , đời sống còn nhiều khó khăn.
5. Du lịch a) Rừng sinh thái Bằng Lăng
Thôn 1 – Rô Men – Đam Rông

b) Suối nước mát
Thôn 2 - Rô Men – Đam Rông

c) Suối nước nóng
Đạ Long - Đam Rông

d) Thác Tình Tang
Thôn Cil muck – Đạ Tông – Đam Rông

e) Thác Bảy tầng
Phi Liêng – Đam Rông
Nguồn:http://w3.lamdong.gov.vn/vi-vn/chinhquyen/bo-may-to-chuc/huyen-tp-tx/pages/huyen-dam-rong.aspx

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bác Hồ

Trước nhiều thời điểm lịch sử của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn bạc để đưa ra những quyết định trọng đại.

 
Untitled-1-4005-1380944910.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ngày 2/9/1945. Bức ảnh được chụp ngay sau khi Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. "Đúng lúc cụ Hồ và ông Giáp đã ngồi vào xe và xe chưa lăn bánh, tôi nhào tới đưa máy vào khoang cửa và nói: Thưa cụ, vừa rồi trên kỳ đài đông quá, con không chụp được ảnh cụ. Xin cụ cho phép con được lấy một hình của cụ. Cụ Hồ khẽ gật đầu. Nhưng lúc ấy, cụ Hồ đang đội mũ. Trời đã về chiều. Cái mũ cát vành rộng lại che mất nhiều ánh sáng. Tôi đánh liều: Thưa cụ, con muốn cụ hạ chiếc mũ xuống ạ. Ông Giáp ngồi bên tủm tỉm cười như hiểu ý tôi. Ông đưa tay lên hạ cái mũ của cụ Hồ đang đội và nhìn tôi, nói: Này thì bỏ mũ xuống", nhiếp ảnh gia Võ An Ninh kể lại trong cuốn "Ở với Người - Ở với Đời".
Untitled-10-1501-1380944910.jpg
Theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, nhóm tình báo Con Nai (Deer Team) thuộc Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ (OSS), tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã nhảy dù xuống Tân Trào tháng 7/1945 để giúp đỡ huấn luyện các chiến sĩ Việt Minh đánh Nhật. Cụ Hồ và Tướng Giáp chụp chung với nhóm tình báo đặc biệt này.
Bác Hồ và Tướng Võ Nguyên Giáp tại vườn Bắc Bộ phủ cuối tháng 8/1945.
Cụ Hồ và Tướng Giáp tại vườn Bắc Bộ phủ cuối tháng 8/1945.
Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp trong Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9/1945.
Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp (đầu tiên, hàng trước) trong Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9/1945.
Bữa cơm tại chân đèo Re (phía Định Hóa, Thái Nguyên tháng 10/1948) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Lê Đức Thọ, trước ngày ông Lê Đức Thọ được cử vào Nam Bộ công tác
Tổng Bí thư Trường Chinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Lê Đức Thọ ăn cơm tại chân đèo Re phía Định Hóa, Thái Nguyên vào tháng 10/1948.
Bác Hồ với đồng chí Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ATK Định Hóa.
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại An toàn khu Định Hóa năm 1947.
Trên đường đi Chiến dịch Biên giới, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh (1950).
Trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Untitled-8-2272-1380944910.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tướng Giáp bàn bạc kế hoạch chiến dịch năm 1950.
Tại căn cứ Việt Bắc, Người và các đồng chí lãnh đạo Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1953.

Nguồn:http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-tuong-vo-nguyen-giap-voi-ho-chu-tich-2890528.html

giới thiệu về quỹ bill &melinda và dự án

I. QUỸ BILL & MELINDA GATES (BMGF)
    Được dẫn dắt bởi một niềm tin rằng mỗi một cuộc đời đều có giá trị như nhau, BMGF làm việc để giúp tất cả mọi người có sức khỏe dồi dào và cuộc sống hữu ích. Tại các nước đang phát triển, Quỹ tập trung vào việc cải thiện sức khỏe con người và cho họ cơ hội để chính họ tự thoát khỏi nạn đói và nghèo cùng cực. Ở Mỹ, Quỹ tìm cách để đảm bảo rằng tất cả mọi người, đặc biệt là những người có ít nguồn lực nhất, được tiếp cận với các cơ hội mà họ cần để thành công trong trường học và trong cuộc sống. Quỹ đặt trụ sở ở Seattle, lãnh đạo là CEO Jeff Raikes và đồng chủ tịch William H. Gates Sr., hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bill và Melinda Gates, và Warren Buffett.
II. DỰ ÁN NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MÁY TÍNH VÀ TRUY NHẬP INTERNET CÔNG CỘNG TẠI VIỆT NAM
     Ngày 12/7/2011, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 1138/TTg-QHQT cho phép Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận, triển khai Dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và tiếp cận Internet công cộng tại Việt Nam" giai đoạn 2011-2016, có tổng giá trị hơn 50,5 triệu USD, trong đó trên 33,6 triệu USD do Quỹ BMG và Công ty Microsoft (Mỹ) tài trợ. Dự án này đã được Thủ tướng duyệt về kinh phí, giao Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai trong thời gian 5 năm (2011-2016). Dự án mở rộng sẽ được thực hiện tại gần 2.000 điểm truy nhập Internet công cộng là các điểm thư viện và BĐVHX ở 40 tỉnh trong cả nước.

    Mục tiêu lâu dài của dự án là góp phần cùng với các chương trình phát triển quốc gia khác của Chính phủ Việt Nam tạo cơ hội cho người dân nông thôn được hưởng lợi từ những dịch vụ do công nghệ thông tin và truyền thông mang lại. Dự kiến, sau 5 năm triển khai, Dự án mở rộng sẽ mang lại những đổi thay cơ bản cho các điểm BĐVHX và thư viện tại 40 tỉnh nhằm góp phần nâng cao đời sống của người dân thông qua việc tiếp cận CNTT hiện đại, rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng nông thôn và thành thị. Các điểm lựa chọn sẽ được trang bị máy tính, thiết bị chuyên dùng phục vụ tốt cho nhu cầu truy cập Internet băng thông rộng và tìm hiểu thông tin của người dân. Dự án cũng triển khai đào tạo cho cán bộ quản lý, đồng thời đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet cho người dân để họ có thể khai thác các thông tin hữu ích, phù hợp, phục vụ chính cuộc sống của họ.

     Về nội dung, Dự án mở rộng sẽ tập trung cho công tác cung cấp nội dung thông tin về “Tam nông” để có thể phục vụ hiệu quả, tiện lợi nhất cho bà con nông dân và các tầng lớp dân cư sống trong các vùng triển khai dự án. Đồng thời, Dự án mở rộng sẽ kết hợp và lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ và các Bộ, ngành như chương trình nông thôn mới, chương trình đưa thông tin về cơ sở. Do đó, dự án sẽ ưu tiên các xã được chọn xây dựng xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới.

     Dự án được sự đồng thuận về hợp tác triển khai của các đối tác là các Bộ ngành liên quan như Văn phòng chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghịêp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công An, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), lãnh đạo của 40 tỉnh cũng như sự đón nhận và ủng hộ của địa phương và người dân. Đồng thời dự án sẽ nhận được sự tài trợ của Microsoft tặng bản quyền các phần mềm sử dụng cho các máy tính lắp đặt tại các điểm thư viện, bưu điện văn hoá xã và hoạt động của dự án.
 
Nguồn:http://www.bmgf-mic.vn/BMGF/AboutUs.aspx